Menu

Sản phẩm

hotline

Liên hệ

MAGWAY ELECTRIC VEHICLES HCM: Số 551 Lê Văn Khương, Phường Hiệp Thành, Quận 12 Hotline: 0967 436 388
  • xemoitruong688@gmail.com

Thông tin liên hệ

Hướng dẫn

Cách làm thùng tự ủ rác hữu cơ tại nhà

Cập nhật: 07/10/2024
Lượt xem: 588

Việc tái chế và tận dụng rác hữu cơ ngày càng trở nên phổ biến, giúp giảm thiểu lượng rác thải, đồng thời cung cấp nguồn phân bón tự nhiên cho cây trồng. Thùng ủ rác hữu cơ tại nhà là giải pháp thông minh, thân thiện với môi trường, giúp biến rác nhà bếp và rác thải từ vườn thành phân bón hữu cơ. Vậy bạn đã biết cách làm thùng tự ủ rác hữu cơ tại nhà chưa? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết này nhé

Thùng ủ rác hữu cơ là gì?

Thùng ủ rác hữu cơ là một dụng cụ chứa và xử lý rác hữu cơ thành phân bón tự nhiên. Thùng thường được làm từ nhựa HDPE (High-Density Polyethylene) có khả năng chịu nhiệt tốt, bền bỉ dưới tác động của môi trường như ánh nắng, mưa gió và các yếu tố thời tiết khác.

Với thiết kế thông minh, thùng ủ rác hữu cơ thường có nắp đậy, trên thân có các lỗ thông hơi, giúp không khí lưu thông dễ dàng, hỗ trợ quá trình phân hủy hữu cơ. Khoảng cách giữa các lỗ thường là từ 10 đến 15 cm. Ngoài ra, thùng còn có cửa ở phía dưới, thuận tiện cho việc lấy phân thành phẩm sau khi quá trình ủ hoàn tất.

Nhờ vào việc sử dụng nhựa nguyên sinh, thùng ủ rác hữu cơ không chỉ thân thiện với môi trường mà còn an toàn cho người dùng, không gây ra các chất độc hại trong quá trình sử dụng. Điều này làm cho thùng ủ rác hữu cơ trở thành một công cụ lý tưởng trong việc biến rác thải nhà bếp thành nguồn phân bón hữu ích cho cây trồng.

Thùng ủ rác hữu cơ là thiết bị nhất định cần phải có trong quá trình ủ rác hữu cơ

Tại sao nên tự làm thùng ủ rác hữu cơ tại nhà?

Những lợi ích khi tự làm và sử dụng thùng ủ rác hữu cơ tại nhà mang lại cho môi trường lẫn sức khỏe con người có thể thấy ngay như:

- Kiểm soát mùi hôi trong nhà: Như các bạn đã biết, bản chất rác vô cơ không hề có mùi, Chỉ khi để quá lâu ngày hoặc để lẫn với rác hữu cơ mới gây ra mùi khó chịu. Việc xử lý rác hữu cơ qua thùng ủ không chỉ giúp giảm mùi mà còn duy trì không khí trong lành trong nhà.

Giảm sự xâm nhập của động vật và côn trùng: Động vật như chó, mèo thường có thói quen bới thùng rác để tìm thức ăn khiến rác bị vương vãi gây mất vệ sinh. Chính vì vậy việc sử sụng thùng ủ rác hữu cơ sẽ khiến vật nuôi không còn bới rác nữa, đồng thời môi trường sạch sẽ sẽ hạn chế sự sinh sôi của ruồi, muỗi, và các côn trùng mang bệnh.

Giảm thiểu rác thải ra môi trường: Tận dụng rác hữu cơ từ sinh hoạt hàng ngày để ủ phân bón giúp giảm lượng rác thải đổ ra môi trường. Đây là một cách giảm gánh nặng cho các bãi rác và hệ thống xử lý rác thải.

Tiết kiệm chi phí phân bón: Thay vì mua phân bón từ bên ngoài, việc ủ rác hữu cơ tại nhà sẽ giúp bạn có nguồn phân bón tự nhiên, giàu dinh dưỡng cho cây trồng mà không cần tốn tiền mua phân hóa học.

- Hạn chế sử dụng phân hóa học, Cải thiện đất: Phân hữu cơ từ thùng ủ giúp cải tạo đất, tăng độ màu mỡ và tươi xốp của đất. Việc hạn chế sử dụng phân bón hóa học không chỉ bảo vệ đất khỏi xói mòn và rửa trôi mà còn giúp bảo vệ môi trường và sức khỏe gia đình khỏi các hóa chất độc hại.

Thùng ủ rác hữu cơ mang lại rất nhiều lợi ích kinh tế cũng như môi trường

Các loại rác thải hữu cơ có thể tự ủ tại nhà

Một số loại rác hữu cơ có thể dễ dàng tự ủ tại nhà mang lại nguồn phân vi sinh cho cây trồng có thể kể đến như:

Từ nhà bếp: Vỏ trái cây, rau củ, gốc cây, vỏ trứng, bã cà phê, bã trà.

Từ vườn: Lá cây khô, cành cây nhỏ, cỏ vụn.

Thực phẩm hỏng: Rau củ thối, thức ăn thừa.

Cách làm thùng tự ủ rác hữu cơ tại nhà

- Bước 1 chuẩn bị thùng: Bạn có thể mua thùng ủ rác hữu cơ có sẵn hoặc tự chế. Nên chọn thùng nhựa có nắp đậy, cao ít nhất 60 cm, đục 8-10 lỗ ở đáy và nắp để không khí lưu thông.

- Bước 2 tạo lớp lót: Rải một lớp báo vụn hoặc lá khô dưới đáy thùng khoảng 1/8 thùng.

- Bước 3 đổ đất: Rải thêm đất hoặc bụi bẩn lên trên lớp lót cho đến khi thùng đầy khoảng 1/2.

- Bước 4 thêm rác hữu cơ: Bây giờ bạn có thể bắt đầu cho tất cả các loại rác có nguồn gốc từ thực vật ở trong nhà bếp như vỏ rau củ, thức ăn thừa vào thùng. Đảm bảo không cho xương hoặc rác khó phân hủy. Có thể thêm vào thùng ủ rác hữu cơ những nguyên liệu như vỏ trứng bởi chúng đặc biệt thân thiện với phân trộn hữu cơ.

- Bước 5 khuấy thùng: Sử dụng que hoặc xẻng để khuấy trộn các nguyên liệu trong thùng giúp tăng tốc quá trình phân hủy.

- Bước 6 làm ẩm: Phun nước ấm để giữ ẩm cho thùng, nhưng tránh làm thùng quá ướt sẽ gây ra mùi khó chịu.

- Bước 7 Tìm vị trí để đặt thùng rác: Nên lựa chọn vị trí đặt thùng rác xa nhà, tránh ánh nắng. Điều này giúp chúng ta hạn chế hít phải mùi hôi thối khi rác phân hủy cũng như tránh các loại ruồi muỗi côn trùng. Phân trộn cũng không bị khô giúp quá trình phân hủy diễn ra nhanh hơn. 

Quá trình ủ rác hữu cơ chờ phân hủy có thể mất 3 đến 4 tháng, sau đó các bạn có thể mang ra đi bón cây. Lưu ý: Bạn có thể để dành ít nhất 1/3 số phân hữu cơ để có thể tiếp tục xử lý và duy trì quá trình ủ phân tiếp theo.

Thùng ủ phù hợp với kích thước hộ gia đình nào?

Thùng ủ rác hữu cơ có thể linh hoạt cho mọi hộ gia đình, từ những hộ gia đình nhỏ đến những hộ có vườn lớn. Bạn có thể chọn kích thước thùng phù hợp với lượng rác thải và không gian sẵn có.

Bao lâu thì phân hữu cơ được tạo ra?

Thời gian phân hủy rác hữu cơ thường mất từ 3-4 tháng, tùy thuộc vào điều kiện nhiệt độ, độ ẩm và quá trình khuấy trộn.

Dấu hiệu nhận biết phân hữu cơ chín?

Rất nhiều bạn còn băn khoăn dấu hiệu nhận biết phân hữu cơ mình ủ đã thành phẩm và được đem ra sử dụng hay chưa? Dưới đây là  dấu hiệu dễ nhận biết nhất mà bạn có thể tham khảo:

Màu sắc: Phân hữu cơ sẽ có màu nâu đậm, đồng nhất.

Mùi: Phân chín có mùi đất ẩm, không còn mùi hôi khó chịu.

Kết cấu: Phân mịn, không còn các mảnh vụn lớn của rác hữu cơ.

Cách bảo quản và sử dụng phân hữu cơ?

Sau khi phân hữu cơ đã được ủ chín, để có thể sử dụng được lâu dài bạn cần tuân thủ một số nguyên tắc trong việc bảo quản và sử dụng như sau: 

- Bảo quản: Sau khi phân chín, bạn có thể lưu trữ phân trong bao tải hoặc thùng kín ở nơi khô ráo.

Sử dụng: Phân hữu cơ có thể dùng bón trực tiếp cho cây, trộn vào đất để cải tạo hoặc làm lớp phủ bảo vệ đất.

Tự làm thùng ủ rác hữu cơ tại nhà không chỉ giúp bạn tiết kiệm chi phí, bảo vệ môi trường mà còn tạo ra nguồn phân bón chất lượng cho cây trồng. Việc tự ủ rác hữu cơ là một hành động nhỏ nhưng có tác động lớn, góp phần vào việc bảo vệ môi trường sống và sức khỏe cộng đồng. Hy vọng những thông tin về cách làm thùng tự ủ rác hữu cơ tại nhà mà chúng tôi vừa cung cấp đã giúp các bạn có thêm giải pháp để chung tay bảo vệ môi trường sống Xanh - Sạch - Đẹp của chúng ta.

Nếu bạn có bất cứ vấn đề gì cần thắc mắc cần tư vấn, đừng ngần ngại hãy nhấc máy lên và gọi điện cho chúng tôi theo số 0967.436.388 để được tư vấn miễn phí.

Có thể bạn quan tâm

Đặt hàng 0967 436 388
0967 436 388